Tuy nhiên, việc thờ chó đá không phải chỉ là tín ngưỡng mang tính chất truyền đời theo quan niệm, mà ở một vài nơi, việc nuôi, thờ chó đá có tích truyện cụ thể lý giải. Ở làng Địch Vĩ, Đan Phượng, Hà Nội, người dân vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện về Quan Hoàng Trạch cùng nỗi oan thấu trời. Truyện kể rằng thuở trước có hai anh em, người anh tên Ngọc Trì, người em tên Hoàng Thạch. Người anh đi lính về thấy vợ có thai nên nghi ngờ người em gian tình, vội giận dữ chém chết người em rồi vứt xác xuống sông. Đến khi sinh nở, người vợ lại sinh ra một vật quái dị, đến lúc này người anh mới biết em mình bị oan. Xác Hoàng Thạch trôi xông rồi hóa đá lúc nào không hay, theo dòng nước đến khúc đầu làng Địch Vĩ. Người dân thấy vậy thì vớt lên thờ, gọi là ông Quan lớn hay Quan Hoàng Thạch. Đến nay, tượng chó đá được đặt ngay ngắn được dựng hướng về làng Hát Môn - cũng chính là nơi quê hương của người em bấy giờ. Hai làng Địch Vĩ và Hát Môn từ đó mà kết nghĩa anh em, theo giao kết, trai gái hai làng không được phép yêu nhau. Trong tâm thức người làng Địch Vĩ, ông Hoàng Thạch như một vị thần bảo hộ cho dân làng được mạnh khỏe, bình an, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở. Gia đình nào có việc lớn, đám cưới đám hỏi đều làm sớ ra trình Quan Hoàng Thạch để mong được ngài che chở may mắn. Mỗi khi có đám hiếu, khi đi qua tượng chó đá, người dân ai nấy kính cẩn nghiêng mình, dừng các lễ nghi, khóc lóc để bày tỏ sự kính trọng với ông Hoàng Trạch trước. Cách Đan Phượng hơn hai tiếng đi xe về phía Đông Nam, ta lại bắt gặp một khu vực có tục nuôi chó đá khác ở hồ Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Nằm trên gò đất cao nổi giữa hồ, đền Cẩu Nhi (hay bây giờ là đền Thủy Trung Tiên) là một trong những di tích khác gắn liền với tục lệ thờ chó đá và sự tích xây dựng kinh thành Thăng Long của vua Lý Thái Tổ. Tương truyền rằng mẹ của vua sau khi mơ thấy thần chó đá, đã hạ sinh Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) đúng vào năm 934 là năm Giáp Tuất. Khi rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, năm kinh thành được chuyển giao cũng là năm 1010 (năm Canh Tuất). Thấy điểm trùng hợp, vua đã dựng nên miếu thờ thần Cẩu Mẫu, Cẩu Nhi trên núi Nùng. Sách Tây Hồ chí có viết về nguồn gốc đền Cẩu Nhi rằng: "Thần Cẩu Nhi là con Cẩu Mẫu, triều Lý miếu thờ ở bãi Châu Chữ phía Tây Bắc Hồ, thời Hậu Lê gọi là chùa Trúc Bạch. Trên có miếu thờ thần Cẩu Nhi dựng từ triều Lý. Nay vẫn còn". Ngày nay, người dân và khách du lịch đều rất thích thú chiêm ngưỡng các bức tượng, phù điêu và hăng hái tìm hiểu về tục thờ chó ở ngôi đền linh thiêng này.
https://eva-air.com.vn/doi-ve-may-bay-eva-air/
Trả lờiXóa